Những thông số cơ bản khi lựa chọn
máy giặt công nghiệp
Máy giặt công nghiệp là một trong những dòng máy giặt có công suất cao cho nên vấn đề lựa chọn dòng máy giặt công nghiệp và máy sấy công nghiệp cho đơn vị mình thì chúng ta cần nhiều yếu tố để lựa chọn được 1 dòng máy giặt công nghiệp tốt nhất. Nắm bắt được những yếu tố trên, chúng tôi xin cung cấp những thông số cơ bản khi lựa chọn máy giặt công nghiệp, để Quý khách hàng chủ động trong việc chọn máy Hy vọng những điều này sẽ giúp ích nhiều cho Quý khác hàng !
1. Công suất và thời gian giặt
Công suất giặt là khối lượng vải khô mà máy giặt có thể giặt trong một mẻ. Công suất và thời gian giặt có thể thay đổi tùy thuộc vào chất lượng độ vải như quần áo thường, chăn ga giường, chăn bông.
Ví dụ: Máy LN – 25 TP E của hãng Fagor – Tây Ban Nha có công suất 25kg/mẻ (tỉ lệ 1:10) - 28kg/mẻ (tỉ lệ 1:9). Số lượng vải 1 ngày máy có thể giặt lên tới 250-280 kg vải tương ứng với 10 mẻ/ ngày. Thời gian trung bình mỗi mẻ giặt 45-60 phút
2. Hệ thống gia nhiệt
Hệ thống gia nhiệt là hệ thống làm nóng nước trong quá trình giặt. Việc làm nóng nước sẽ phục vụ một giai đoạn hay nhiều giai đoạn của quá trình giặt. Các hệ thống gia nhiệt: điện, nước nóng, hơi nước,..
3. Hardmount và Softmount
Hardmount và Softmount là những thuật ngữ để nói về chân đế của máy
- Hardmount hay được gọi là chân đế cứng, loại thiết bị này được gắn vào khung máy, khung máy được thiết kế nguyên khối theo hình chữ A hoặc chữ H. Do thiết kế nguyên khối như vậy, khi máy vắt cần điểm tì và bắt buộc phải được gắn chặt xuống bệ đặt máy để lấy điểm tì. Bệ đặt máy thường phải xây âm sàn lên tới cao hơn mặt sàn để vừa làm điểm tì vừa giảm rung mỗi khi máy vắt. Máy Hardmount có chi phí đầu tư rất hợp lý, tuy nhiên các thiết bị Hardmount có công suất chỉ phù hợp đặt ở tầng trệt.
- Softmount hay được gọi là chân đế mềm, loại thiết bị được thiết kế theo kiểu treo. Buồng được treo và đỡ bởi thiết bị chống rung (là các lò xo lớn hoặ giảm xóc thủy lực). Điều này có mục đích chống rung và giữ trạng thái ổn định cho thiết bị khi vắt. Do thiết kế phức tạp hơn máy Hardmount, nhưng đổi lại loại máy này có thể đặt mà không cần bệ máy, rất phù hợp với các phòng giặt đặt ở tầng cao.
4. G – Force và tốc độ vắt
Quá trình vắt nước khỏi đồ giặt trong các thiết bị giặt là công nghiệp là một ứng dụng của lực ly tâm. Lực li tâm tỉ lệ thuận với khối lượng và vận tốc quay, do đó khối lượng giặt càng lớn và vận tốc vắt càng nhanh thì lực li tâm càng lớn.
Các thiết bị Hardmount được thiết kế cho tốc độ vắt không quá lớn, do thiết kế của dòng máy này không có bộ phận giảm rung chấn. Ngược lại, dòng Softmount sẽ có tốc độ vắt lớn hơn nên dẫn tới giá thành giữa 2 loại có sự chênh lệch đáng kể.
G – Force là đại lượng tỉ lệ thuận với tốc độ vắt. Với cùng thể tích lồng, G – Force càng cao thì tốc độ vắt càng cao. G – Force dòng máy Softmount luôn lớn hơn 250-400 (tương ứng tốc độ vắt 800-1200 RPM, Hardmount dao động 100-150 (tương ứng với tốc độ vắt 450-650 RPM)
Ngoài ra, lượng nước còn lại trong đồ được quyết định bởi G – Force hay tốc độ vắt. Đối với dòng Softmount lượng nước còn lại khoảng 37 %-45%, tỉ lệ này với dòng Hardmount là khoảng 75-80%. Thông số này ảnh hưởng tới thời gian sấy của sản phẩm.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và nhận được giá tốt nhất!
Tags: Máy giặt công nghiệp